Tìm hiểu về ngành Sữa Hoa Kỳ > Thông tin và số liệu về ngành
Bản Tin Xuất Khẩu
Chào mừng Quý vị đến với Bản Tin Xuất Khẩu của Hiệp Hội Xuất Khẩu Bơ Sữa Hoa Kỳ với các video mới được thiết kế để giúp Quý vị nắm bắt thông tin về thị trường bơ sữa.
Bản Tin Xuất Khẩu: 06/2021
Chào mọi người, chào mừng trở lại với Bản Tin Xuất Khẩu mới.Tôi sẽ bắt đầu bản tin bằng một vài số liệu cập nhật thị trường trước khi chuyển cho William để đi sâu hơn về tình hình cảng ở Hoa Kỳ và ý nghĩa của nó đối với thương mại. Quý 1/2021, thương mại trên toàn cầu có sự phát triển mạnh, chất khô sữa tăng gần 8%. Khi nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi và mở cửa trở lại thì nhu cầu bơ sữa cũng tăng theo. Vaccine đang tiếp tục được triển khai và mọi người trở nên thoải mái hơn khi ra ngoài. Và một lần nữa, chúng tôi hy vọng nhu cầu về bơ sữa cũng tăng mạnh cùng với sự phục hồi đó trong năm nay.
Đầu tiên, nói về sản suất sữa, sản lượng sữa Hoa Kỳ đã tăng mạnh ở những tháng đầu năm, lên đến 2.5% cho đến tháng Tư. Các nhà sản xuất Hoa Kỳ cũng tiếp tục gia tăng số lượng bò trong đàn, góp phần tăng sản lượng sữa. Năm 2020, có thêm khoảng 93,000 con bò. Và năm nay, từ đầu năm đến tháng 4, có 48,000 con bò đã được thêm vào đàn. Điều này, cùng với liên tục đạt được hiệu quả, cho thấy triển vọng sản xuất sữa mạnh mẽ trong những tháng còn lại của năm. Đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều sản phẩm để xuất khẩu.
Tại New Zealand, sản lượng sữa của mùa vắt sữa 2020/21 đã kết thúc, điều này giúp thúc đẩy sản lượng sữa từ đầu năm đến tháng 4 lên đến 7.7 triệu tấn, tăng 6.4% so với cùng kỳ năm ngoái. Dù đây là mức tăng trưởng mạnh mẽ nhưng mùa sản xuất này, hiện tại đã đến lúc kết thúc. Tăng trưởng sản xuất cho những tháng còn lại của năm không kỳ vọng là cao như vậy, và ước tính sẽ có mức sản lượng giống như từ trước đến nay. Khi bắt đầu mùa vắt sữa 2021/22 ở Quý 3, chúng tôi sẽ theo dõi chặt chẽ điều kiện phát triển của đồng cỏ.
Sản lượng sữa của EU, dù gần đây có tăng nhẹ, nhưng sản lượng sữa của những tháng đầu năm không mấy khả quan. Giảm 3% tính đến tháng 3. Mặc dù có sự tăng trưởng đáng kể tại các quốc gia có quy mô sản xuất nhỏ hơn, như Ireland và Ba Lan, nhưng sản lượng sữa nói chung ở EU không được dự đoán là sẽ tăng trưởng đáng kể trong những tháng còn lại của năm 2021, bởi vì triển vọng tăng trưởng hạn chế ở các nước sản xuất lớn, như Đức và Pháp.
Và bây giờ nói về triển vọng sản xuất của Hoa Kỳ, nguồn cung cấp bơ Mỹ tăng mạnh trong những tháng gần đây. Do nhu cầu trong nước tăng lên nhờ sự trở lại của dịch vụ thực phẩm và xuất khẩu gia tang chỉ giúp giảm bớt một chút gánh nặng. Nguồn cung cấp tương đối cao nhưng dường như vẫn đang cần gấp rút giải quyết sự thiếu hụt cho dịch vụ thực phẩm trong thời gian này. Điều này đã đè nặng lên giá cả, làm cho bơ Mỹ cạnh tranh trên thị trường thế giới, và dẫn đến xuất khẩu bơ Mỹ đạt kỷ lục trong năm nay. Mặc dù xuất khẩu đạt kỷ lục, nhưng nguồn cung cấp cho thị trường nội địa có thể gặp khó khan và hạn chế lợi nhuận đáng kể trong những tháng còn lại của năm.
Xuất khẩu bột sữa gầy của Mỹ trở nên đáng chú ý trong những tháng đầu năm nay. Với nhu cầu trong nước tăng lên trong cùng thời điểm, đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung đáng kể. Từ mức cao nhất hàng tháng, với 160,000 tấn vào tháng 2, xuống mức thấp nhất là 141,000 tấn vào tháng 4, giảm 12%. Điều này đã thắt chặt thị trường bột sữa gầy của Mỹ trong những tháng đầu năm, dẫn đến giá cả tăng, và chúng tôi hy vọng thị trường sẽ duy trì cho đến cuối năm nay, chủ yếu do nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với sản phẩm này.
Sau những biến động đáng chú ý trong năm 2020, thị trường phô mai Mỹ đã ổn định. Sự trở lại của dịch vụ thực phẩm đã thúc đẩy nhu cầu phô mai trong nước gia tăng, bù lại cho những tháng đầu năm. giúp thắt chặt thị trường phô mai ngay cả với doanh số bán lẻ giảm vì mọi người mua để dùng ở nhà thay vì ăn ở ngoài. Dù nhu cầu tăng mạnh mẽ cả ở Hoa Kỳ và nước ngoài, nhưng với khả năng sản xuất mới đã giúp giữ cho thị trường cân bằng.
Nhu cầu whey trên toàn cầu gia tăng và Trung Quốc chiếm phần lớn với sự gia tăng không ngừng vào năm ngoái, và tiếp tục tăng đến năm 2021. Trong quý I/2021, whey Mỹ xuất sang Trung Quốc tăng 128%, Whey của EU xuất sang Trung Quốc tăng 37%, và whey của Belarus xuất sang Trung Quốc tăng 120%. Sản lượng của Mỹ đã không đáp ứng đủ nhu cầu, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt. Nguồn cung của whey Mỹ trong quý 1 năm nay ở mức thấp nhất so với nhiều năm qua. Tuy nhiên, khi sản lượng phô mai tăng lên, thì sản lượng whey cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, dù chúng tôi mong muốn nhu cầu của Trung Quốc tiếp tục duy trì đến cuối năm, nhưng chúng tôi không kỳ vọng nửa năm còn lại có mức tăng trưởng như năm ngoái. Từ hai điều này, với sản lượng whey Hoa Kỳ tăng và đáp ứng tối đa nhu cầu tăng trưởng của Trung Quốc, có thể sẽ giảm bớt phần nào sự thắt chặt của thị trường whey nửa cuối năm. Và cuối cùng, chúng tôi muốn dành một ít thời gian để xem xét kỹ hơn về vấn đề vận chuyển và logistics. William sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Cảm ơn, Stephen. Để tìm hiểu sâu hơn về Bản Tin này, bây giờ tôi sẽ nói về vấn đề chi phí vận chuyển gia tang và sự chậm trễ trong quá trình vận chuyển đang xảy ra trên thế giới. Sự chậm trễ và chi phí gia tăng đã ảnh hưởng đến hàng hóa vận chuyển quốc tế. Trong đó có cả xuất khẩu bơ sữa của Hoa Kỳ. Hôm nay, tôi muốn xem xét lý do tại sao lại xảy ra vấn đề chậm trể này này và hướng giải quyết. Bây giờ tôi sẽ nói về lý do. Có rất nhiều vấn đề nhỏ nhưng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc chậm trễ trong quá trình vận chuyển trên khắp thế giới, từ vấn đề tàu container bị mắc kẹt ở kênh đào Suez đến tình trạng thiếu container, rơ moóc, xe tải, hoặc các thiết bị khác để đáp ứng nhu cầu. Nhưng có một lý do cơ bản đằng sau việc chậm trễ này, ít nhất chúng tôi cũng thấy được ở Mỹ, Đó là người tiêu dùng Mỹ và cách họ ứng phó với đại dịch COVID-19.
Cơ bản là do tất cả chúng tôi ở nhà và thực hiện giãn cách xã hội, nên người tiêu dùng Mỹ không tốn các khoản chi phí cho nhà hàng, tập gym hay khách sạn hoặc vé máy bay. Thay vào đó, họ chi tiêu vào hàng hóa, dụng cụ tập luyện, lò nướng ngoài trời, hoặc các thiết bị phục vụ cho làm việc ở nhà. Hầu hết những thứ đó không được sản xuất tại Hoa Kỳ hoặc nếu có, chúng thường có nguyên liệu đầu vào khác nhau từ các nước ngoài Kết quả là nhu cầu đối với các sản phẩm nhập khẩu đã tăng vọt ở Hoa Kỳ. Các cảng của Hoa Kỳ, đặc biệt là ở Bờ Tây, California, tràn ngập những con tàu đang tìm cách dỡ hàng. Đương nhiên, phải mất thời gian để dỡ hàng, đặc biệt là vì những con tàu này đến vào thời điểm xảy ra đại dịch, khi tất cả các nơi làm việc cần cố gắng hết sức để thực hiện giãn cách xã hội nên rất khó tìm nhân công lao động. Điều này đã làm chậm tốc độ dỡ hàng của tàu và việc khởi hành từ Hoa Kỳ. Ngoài ra, điều này đã làm cho giá cả vận chuyển trên toàn cầu gia tăng. Tại thời điểm ghi nhận, giá vận chuyển trên toàn cầu tăng gần gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng việc tăng giá vận chuyển không đồng đều. Giá cả vận chuyển từ châu Á đến Hoa Kỳ cao hơn nhiều so với chiều ngược lại. Theo nhóm phân tích về vận chuyển, Freightos, trung bình giá cước vận chuyển hàng hóa từ Đông Á đến Bờ Tây của Hoa Kỳ gấp hơn sáu lần chi phí từ Hoa Kỳ đến Đông Á. Điều này đã làm cho các công ty vận chuyển đưa ra phương án là chạy các container rỗng, quay về châu Á để tiết kiệm một vài ngày thay vì chờ đợi để chất các sản phẩm của Hoa Kỳ, bao gồm cả các sản phẩm bơ sữa Hoa Kỳ xuất khẩu. Nếu xem xét về vấn đề tàu container trên khắp thế giới đến và khởi hành đúng thời gian, thì bạn có thể thấy sự sụt giảm mạnh mẽ bắt đầu từ giữa năm 2020. Về cơ bản, tính đến hôm nay, có khoảng 40% container khởi hành Rõ ràng, thời gian và chi phí để vận chuyển sản phẩm đã tăng mạnh.
Điều này xảy ra khi các nhà xuất khẩu bơ sữa cố gắng đảm bảo các đơn đặt hàng cho những tàu container đang có nhu cầu mạnh mẽ. Tuy nhiên, các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ đang cố gắng làm việc để đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm của họ càng sớm càng tốt. Nếu chúng ta nhìn vào nơi mà Hoa Kỳ vận chuyển, chúng ta có thể thấy rằng có một sự gia tăng rõ rệt về các lô hàng ra khỏi Bắc California, Tây Bắc Thái Bình Dương, Bờ Đông và thậm chí cả Vịnh Mexico. Điều này xảy ra khi các nhà xuất khẩu đó đang đa dạng hóa các cảng mà họ vận chuyển. Nhưng xuất khẩu ra khỏi Nam California, đã là tâm chấn cho nhiều sự chậm trễ ở quý 4 năm 2020 và đầu năm nay, đã thấy được tỷ trọng xuất khẩu của họ giảm. Nhìn chung, đây là tin tốt. Chúng tôi đang đa dạng hóa. Nhưng vẫn còn rất nhiều tàu phải dỡ hàng bên ngoài cảng. Và, các công ty vận chuyển tiếp tục chạy các container rỗng trở về, điều đó có nghĩa là hủy đơn hàng kế tiếp. Tuy nhiên, nhìn về dài hạn, khía cạnh lạc quan nhất là tỷ lệ tiêm chủng ở Hoa Kỳ ngày càng tăng. Đất nước đang mở cửa lại. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng đang quay trở lại hoặc hy vọng sẽ quay trở lại, và sẽ chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ mà tôi đã đề cập trước đó, nhà hàng, khách sạn, sự kiện thể thao, v.v. điều đó sẽ cho phép các cảng của Hoa Kỳ giải phóng các tàu tồn đọng hiện tại và trở lại môi trường vận chuyển bình thường hơn. Tuy nhiên, điều này vẫn còn đang chờ đợi.
Hãy làm việc với các nhà cung cấp của bạn để biết rõ về sự chậm trễ này và các yêu cầu cụ thể cho đơn đặt hàng của bạn là điều rất quan trọng. Như tôi đã đề cập, sự chậm trễ của các cảng không giống nhau, cũng không chỉ riêng ở Hoa Kỳ. Tốt nhất là hãy liên hệ với nhà cung cấp Hoa Kỳ để biết được các vấn đề toàn cầu này ảnh hưởng đến doanh nghiệp của bạn như thế nào. Hiệp Hội Xuất Khẩu Bơ Sữa Hoa Kỳ luôn luôn hỗ trợ và lắng nghe. Xin cảm ơn mọi người đã dành thời gian để xem Bản Tin Xuất Khẩu của tháng này Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ. Xin cảm ơn.
Bản Tin Xuất Khẩu: 03/2021
Chào mọi người, chào mừng trở lại với Bản Tin Xuất Khẩu. Đã lâu rồi kể từ gần đây chúng tôi tôi truyền tải thông tin qua những video như thế này theo từng quý. Và wow, có quá nhiều thứ đã thay đổi trên thị trường sữa toàn cầu. Hôm nay, Stephen và tôi sẽ điểm qua những gì đang xảy ra trên thị trường và những gì bạn nên theo dõi và tìm kiếm thông tin để chúng ta có thể tiến xa hơn những gì đang diễn ra hôm nay.
Đầu tiên, hãy bắt đầu với những gì đang xảy ra? Và chúng ta đã đạt tới mức hiện nay như thế nào? Và tôi tin chắc rằng nhiều người đang xem sẽ tò mò về những điều đang xảy ra tại GDT, nơi mà mọi người đang nhắc tới, Chúng tôi nhận thấy sự tăng giá đầu trong những tháng qua. Nhưng sự kiện vào ngày 02 tháng 03 đã khiến giá nguyên liệu tăng vọt. Chúng ta có thể thấy khá rõ khi siwj kiện này xả tra bên biểu đồ ở đây. Đó quả là một đợt tăng giá mạnh mẽ. Phiên đấu giá nhìn chung đã chứng kiến mức tăng 21% đối với bột sữa nguyên kem, và 14% đối với sản phẩm bơ và ÀM tăng 7% với tổng mức tăng trung bình 15%. Những chỉ số này đạt mức cao nhất kể từ năm 2014 cho tới nay. Phiên đấu giá ngày 16 tháng 03 kém lạc quan hơn với giá WMP và bơ giảm nhẹ. Tuy nhiên, khối lượng được đấu giá lại cao hơn, không có gì là ngạc nhiên. Nhìn chung, thị trường vẫn rất eo hợp và mức giá tương đối cao so với thời điểm cùng kỳ cách đây vài năm.
Vậy thì điều gì đang diễn ra trên thị trường? Những điểm thú vị và quan trọng cần phải biết. Tuy nhiên, sẽ rất hữu ích nếu chung ta hiểu được nguyên nhân vì sao giá cả tăng cao và mức độ ổn định của nó. Tôi muốn chỉ ra 2 nguyên nhân chính. Tôi sẽ tiếp cận nguyên nhân đầu tiên, sau đó Stephen sẽ phụ trách phần nguyên nhân thứ hai chỉ trong chốc lát.
Nguyên nhân đầu tiên gây nên sự tăng giá vào năm 2021 cũng giống như nguyên nhân xảy ra vào năm 2013, đó là Trung Quốc. Trung Quốc là thị trường đơn lẻ nhập khẩu sản phẩm bơ sữa lớn nhất thế giới, và nhu caaif đang tăng mạnh trong nước. Tại cuộc đấu giá ngày 2 tháng 3 mà chúng tôi đã nói đến, thị trường Bắc Á, cụ thể là Trung Quốc là người mua lớn nhất, đã mua 75% WMP và 71% SMP có sẵn trong cuộc đấu giá. Điều đó tiếp tục diễn ra trong phiên đấu 16 tháng 3, người mua họ cần sản phẩm và những sản phẩm có sẵn. Chính vì vậy dẫn đến việc giá cả nguyên liệu tăng cao.
Chúng tôi cũng đã thấy điều đó trong các dữ liệu thương mại. Hàng hoá thương mại xuất qua Trung Quốc khiến cho thị trường thương mại sữa toàn cầu cao hơn xu hướng của nửa cuối của năm 2020. Nhưng nếu bạn nhòn vào phần thương mại đối với phần còn lại của thế giơi, nó đã trở lại xu hướng vào cuối quý 3 và quý 4.
Có một số lý do cho điều này, lý giả cho việc vì sao Trung Quốc mua nhiều như vậy? Điểm thứ nhất, đó là do nhu cầu tăng rất mạnh. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các báo cáo về tồn kho vẫn ở mức bình thường cho cả bột sữa nguyên kem và bột sữa gầy, trong khi người tiêu dùng Trung Quốc đang tiêu thụ sản phẩm sữa mạnh hơn so với thời kỳ trước Covid-19. Vì vậy, nhu cầu vẫn tăng mạnh ngay cả đối với những sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, thị trường sữa nội địa Trung Quốc vẫn tăng cao hơn so với mức bình thường trước đây mà bạn có thể thấy trên biểu đồ này. Điều này đang tạo ra một tình huống mà ngay cả khi giá nguyên liệu tăng cao nhưng nhu cầu khách hàng tiêu thụ mạnh mẽ, thì việc nhập khẩu một lượng lớn hàng hoá cũng rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, nhu cầu nhập khẩu hàng hoá mạnh mẽ từ Trung Quốc chỉ là một nửa của câu chuyện. Stephen sẽ giải thích thêm về điều này.
Cảm ơn Will. Sản lượng sữa ở EU và New Zealand không ở mức tăng trưởng như ở Hoa Kỳ vào năm 2020. Và nhìn chung, sản lượng của Mỹ tăng 1.76% vào năm 2020, trong khu EU chỉ tăng 0.81% và New Zealand chủ tăng 0.09%.
Giành thời gian tập trung vào New Zealand một chút, sản lượng sữa của New Zealand phụ thuộc phần nhiều vào việc chăn thả trên đồng cỏ, do đó nó phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết để giúp cho đồng cỏ phát triển. Quốc gia này phải đối mặt với nhiều trở ngại về sản xuất tại các thời điểm khác nhau trong cùng một năm cả hạn hán và mưa quá nhiều, điều này đã tác động tiêu cực đến sự phát triển của đồng cỏ, dẫn đến sản lượng về cơ bản chỉ ở mức tăng 0.09% vào năm 2020.
Sản lượng những tháng đầu năm 2021 cũng không ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể. Sắp tới, vụ mùa sản xuất của New Zealand sẽ kết thúc vào cuối tháng 5 khi bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh giá từ Nam Bán Cầu. Rốt cuộc, điều này có nghĩa gì? New Zealand đang cảm thấy họ thiếu hụt sản lượng. Và miễn là mức nhu cầu của Trung QUốc đang tiếp tục ở mức cao như vậy trong khoảng thời gian bất thường thì nguồn cung của thị trường sẽ rất eo hẹp.
Đối với Liên Minh Châu Âu EU, câu chuyện hoàn toàn tương tự với New Zealand, nơi mà thời tiết biến động và tác động tiêu cực đến sản lượng năm 2020. Sản lượng sản xuất sữa của toàn khối Châu Âu chỉ tăng ở mức không đáng kể 0.81%. Thời tiết lạnh giá đã cản trở việc sản xuất, đặc biệt vào quý 4 năm ngoái tại các nước chủ chốt như Đức 0 chỉ tăng 0.05% vao fnawm 2020, nhưng lại giảm 0.75% sp với quý IV cùng kỳ. Tương tự, ở Pháp sản lượng đã tăng 0.25% trong năm ngoái, nhưng giảm 0.56% so với quý IV cùng kỳ. Và chúng tôi cũng nhận thấy được xu hướng này sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt phần đầu của năm 2021, khi sản lượng tiếp tục giảm thấp hơn.
Tuy nhiên, khi thời tiết trở nên ấm hơn, sản lượng dự kiến sẽ tăng lên và tiến gần về mức sản lượng vụ mùa xuân năm ngoái. Tuy nhiên, sản lượng sữa sẽ không kỳ vọng tăng vào nửa đầu năm nay và thực tế hơn là có thể giảm nhẹ hoặc đi ngang. Điều này có nghĩa là trong tương lai, EU sẽ tiếp tục đối mặt với một đợt sản lượng eo hẹp trong khi sản xuất sữa không thực sự mạnh. Và một lần nữa, cũng giống như New Zealand, EU tiếp tục đối mặt với thị trường thắt chặt khi Trung Quốc tăng nhu cầu một cách mạnh mẽ như hiện nay.
Cuối cùng thì Hoa Kỳ thì như thế nào? Hoa Kỳ, New Zealand và EU cùng nhau xuất khẩu khoảng 8.2 triệu tấn chất rằn từ sữa vào năm 2020, chiếm 70-80% nguồn cung chất rấn từ sữa xuất khẩu trên toàn cầu. Khi cả EU và New Zealand đều phải đối mặt với tình hình sản xuất mờ nhạt, Hoa Kỳ là nhà sản xuất sữa lớn duy nhất hiện không gặp khó khăn trong sản xuất và do đó, sẽ có thể tăng sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là trên thực tế là Hoa Kỳ hiện đang có khả năng cạnh tranh về giá trên thị trường toàn cầu. Điểm cản trở duy nhất của Hoa Kỳ là xuất khẩu bị hạn chế và việc khó di chuyển sản phẩm qua các cảng. Khiê vấn đề này được cải thiện vào cuối 2021 thì xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn.
Trong tương lai dài hạn, các quy định sẽ đóng vai trò mạnh mẽ đối với cả New Zealand và EU với các điều kiện môi trường cản trở sự phát triển ngành công nghiệp của hai nước. Các quy định về tài nguyên nước ở New Zealand sẽ giới hạn sự phát triển của đàn gia súc và kết quả cũng sẽ tương tự với khối EU xuất phát từ các sáng kiến đảm bảo tính phát triển bền vững sẽ gây trở ngại lên đàn gia súc. Điều này khiến sự cho sự tăng trưởng của ngành công nghiệp này tại New Zealand và EU sẽ phụ thuộc nhiều ở đàn bò hiện có, và phụ trược vào sự tăng trưởng trên từng con bò. Trong khi nhu cầu trên toàn cầu vượt trên những khó khăn này, Hoa Kỳ nổi lên như một sự lựa chọn tốt nhất có thể đáp ứng sự tăng trưởng theo nhu cầu sản phẩm bơ sữa trong tương lai.
Và, đó là tất cả cho tập Bản Tin Xuất Khẩu của tháng này. Xin vui lòng liên hệ Will hoặc tôi nếu có bất kỳ nhận xét hoặc câu hỏi nào và chúng tôi luôn muốn được trò chuyện với bạn vào lần kế tiếp. Cảm ơn!